Hỗ trợ tối đa cho phát triển nhà ở xã hội

created-time 22:25:18 19-11-2015
view Lượt xem 963
Hoạt động ngành

Nghị định nhằm sửa đổi những nội dung bất cập và bổ sung những vấn đề còn thiếu về cơ chế chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Đây là một bước quan trọng để cụ thể hóa những cơ chế, chính sách, đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả những mục tiêu được đưa ra trong Chiến lược Nhà ở quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt . Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thị trường BĐS suy giảm, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thì việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước sẽ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở.

Người dân cũng xây nhà xã hội

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định quy định về việc phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở xã hội dành cho các đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường được mua, thuê, thuê mua nhà ở. So với những quy định hiện hành, dự thảo nghị định đã mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, ngoài hình thức Nhà nước và các thành phần kinh tế doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng dự án, còn có cả các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nàh ở xã hội. Theo Bộ Xây dựng, từ trước tới nay hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà cho thuê chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự định hướng, quản lý, kiểm tra của các cơ quan chức năng, đồng thời Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi Do đó, việc mở rộng đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đồng thời với việc quản lý, giám sát quá trình đầu tư xây dựng thì Nhà nước cũng tạo điều kiện hỗ trợ, ưu đãi khi tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Về đối tượng được thụ hưởng nhà ở xã hội, Nghị định cũng bổ xung thêm trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư cũng là đối tượng thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.Đặc biệt đối với nhà ở cho CNLĐ, theo quy định hiện hànhcác cơ chế, chính sách ưu đãi chỉ áp dụng đối với các dự án phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung thuê, Nghị định này đã bổ sung đối tượng bao gồm CNLĐ tại KCNcủa tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế

Các dự án đều phải dành quỹ đất 20%

Theo quy định hiện hành chỉ các dự án có quy mô từ 10 ha trở lên mới phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên trong dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định tất cả các dự ánphát triển nhà ở, khu đô thị mới (không phân biệt quy mô diện tích sử dụng đất) tại các đô thị từ loại 3 (kể cả khu vực quy hoạch là đô thị loại 3) trở lên đều phải dành 20% diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Dự thảo cũng cho phépcác dự án có quy mô diện tích đất dưới 10 ha thì ngoài hình thức dành quỹ đất 20% nêu trên, chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức nộp bằng quỹ nhà ở hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% phải nộp (tính theo khu giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành). Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 6 Chương II của Dự thảo Nghị định.

Để giải quyết nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Nghị định bổ sung quy định nhiều nguồn vốn, trong đó các địa phương được trích 30% nguồn thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn

Chủ đầu tư được hưởng nhiều hỗ trợ

Một trong những nội dung quan trọng tại Dự thảo Nghị định đó là đã bổ sung nhiều cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đối với các đối tượng tham gia phát triển nhà ở xã hội.Cụ thể theo điều 12 Dự thảo Nghị định, dư án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được hoàn trả lại số tiền đã nộp hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư dự án phải nộp cho Nhà nước;Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ;miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp ;Được hỗ trợ ưu đãi từ các nguồn; Được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án ,được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước); Được tính chi phí đầu tư xây dựng, mua nhà ở hoặc chi phí thuê nhà ở để bố trí cho công nhân, người lao động tại khu công nghiệp là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp;Được sử dụng nhà ở và công trình xây dựng hình thành từ vốn vay trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư cho dự án đó…

Đặc biệt dự thảo Nghị định còn phép chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội được phép dành tối đa 20% tổng diện tích đất ở của dự án đó để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua

Về lợi nhuận định mức, dự thảo bổ sungquy định,trường hợp dự án có giá bán bằng hoặc thấp hơn suất đầu tư xây dựng nhà ở cùng loại thì được tính lợi nhuận định mức là 15% (so với quy định hiện hành là 10%) để khuyến khích các chủ đầu tư hạ giá thành nhà ở xã hội. Đối với quỹ nhà để cho thuê thì sau thời gian cho thuê tối thiểu là 05 (năm) chủ đầu tư được phép bán quỹ nhà ở này theo giá bán nhà ở xã hội tại thời điểm bán

Như vậy, so với các quy định hiện hành, Dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể những cơ chế, chính sách, hỗ trợ tối đa cho các dự án phát triển nhà ở xã hội/.

Báo xây dựng